1/ Vải Địa Kỹ Thuật Dệt có các ứng dụng sau:
* Gia cố nền đường đắp: Áp dụng trong trường hợp tăng tính ổn định cho đường đắp cao trên nền đất yếu, kháng cắt thấp. Vải địa kỹ thuật dệt với tính năng cường lực chịu kéo và ứng suất cao, ngăn chặn và triệt tiêu các sụt trượt tiềm năng của phần đắp cao.
* Khôi phục nền đất yếu: Vải địa kỹ thuật dệt được sử dụng như một biện pháp tiết kiệm và hiệu quả để phục hồi các ô hay khu vực đất rất yếu như đầm phá, ao bùn, với tính năng gia cường.
* Liên kết các cọc: Vải địa kỹ thuật dệt được sử dụng trải trực tiếp trên đầu các cọc gia cố ổn định cho nền đất yếu (đường đắp cao, nhà xưởng, bồn bể trên nền đất yếu) đóng vai trò như tấm nhịp bắc cầu giữa các cọc giúp dàn đều tải trọng.
* Đệm nền có nhiều lỗ hổng: Vải địa kỹ thuật dệt được sử dụng phủ nền có nhiều lỗ trống, phần nền đá vôi, phần nền có nhiều vật liệu khối lổn nhổn… nhằm bảo vệ các lớp lót như màng chống thấm (ô chôn lấp rác, hồ chứa trên núi đá đồi, vùng mỏ, v.v)
* Chống xói mòn – lọc và tiêu thoát: Áp dụng trong các công trình như đê, đập, kênh mương thủy lợi, kè sông, biểnVải địa kỹ thuật dệt nhằm giải quyết hai vấn đề: lọc tiêu thoát giúp giảm bớt áp lưc thủy động từ bên trong bờ mái dốc; và triệt tiêu bớt các năng lượng gây xói mòn như sóng, gió, mưa, v.v.
2/ Chức năng
* Ổn định và gia cường nền đất yếu: Nếu không có lớp vải địa kỹ thuật dệt gia cường, lớp cát đá thô sẽ tác động trực tiếp lên nền đất làm cho nền đất mềm bị biến dạng. Do vậy cần trải một lớp vải dệt trước khi rải sỏi, đá trên nền đất yếu. Vải dệt trải lên bề mặt nền đất mềm sẽ làm nền đất ổn định và kiểm soát sự biến dạng của đất theo hai cách: sức căng của Vải địa kỹ thuật dệt sẽ chia nhỏ sức ép của lớp đất thô để ngăn không cho đất bị đào thành những hốc nhỏ và sự tác động qua lại giữa vải dệt và đất xung quanh tạo ra lực ma sát để hạn chế sự di chuyển của đất và gia cường cho đất.
* Phân cách và ổn định mương rãnh: Khi rãnh chôn ống thoát nước ngầm được trải một lớp Vải địa kỹ thuật dệt trước khi lấp đầy bằng đất mịn, sức căng của vải dệt tạo ra độ bền hỗ trợ hướng lên phía trên giữ chặt đường ống đã được lấp đầy sỏi vào các khoảng trống ở giữa, đồng thời lớp vải dệt còn là lớp phân cách giữa lớp đất mịn sử dụng để san lấp và lớp đất thô tự nhiên.
* Lọc và thoát nước: Vải địa kỹ thuật dệt đóng vai trò như một hệ lọc với các chỉ tiêu lý học và thuỷ lực học như hệ số thấm, tốc độ dòng chảy cao. Kích thước lỗ của vải cho phép nước đi qua mà vẫn giữ lại các hạt đất và không bị lấp tắc.
* Chống xói mòn: Một lớp sỏi hoặc đá hộc thường được sử dụng để chống xói mòn cho bờ sông và bờ biển. Vải dệt sẽ được thi công giữa lớp đá và lớp đất phía dưới giữ cho đất không bị xói mòn trước sự tấn công của sóng biển.
3/ Đặc điểm và tiện ích của việc sử dụng Vải địa kỹ thuật dệt
* Đặc điểm: Cường độ chịu kéo cao (từ vài chục đến vài trăm kN/m). Độ giãn dài thấp (<25%). Kích thước ổn định và có khả năng tiêu thoát nước. Do vậy vải địa kỹ thuật dệt thường được sử dụng để ổn định và gia cường nền đất yếu, làm lớp phân cách, lớp lọc trong xây dựng công trình nhất là các công trình giao thông, xây dựng bến bãi, kho tàng…
* Tiện ích: Dễ vận chuyển, Thi công nhanh, Giảm giá thành công trình.
(Viết đánh giá của bạn về sản phẩm này)