Tại các khu dân cư đông đúc, khe tiếp giáp giữa hai nhà thường thi công sát nhau lại không cùng một thời gian, không trát được khe tường tiếp giáp, nên khi trời mưa sẽ ngấm xuống khe hở giữa hai nhà gây ra hiện tượng thấm dột. xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà là giải pháp vô cùng cấp thiết trong trường hợp này.
Nguyên nhân gây thấm dột khe tiếp giáp giữa hai nhà
- Các ngôi nhà sát nhau nhưng không được xây dựng trong cùng một thời điểm, khiến cho tường nhà không được trát bên ngoài tạo điều kiện cho nước mưa, nước đọng có thể thẩm thấu qua tường.
- Do móng của hai ngôi nhà gần nhau có độ lún, sụt không đồng đều, khiến cho nước có thể đi theo khe lún sụt và xâm nhập vào trong nhà.
- Tường giữa hai nhà có thể bị nứt do chính nguyên nhân lún sụt không đồng đều của hai ngôi nhà nếu trong quá trình thi công không tính toán kỹ lưỡng.
- Trường hợp móng nhà và móng tường bao quanh nhà được xây dựng chung một nền móng cũng gây ra hiện tượng trên.
Giải pháp xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà
- Trường hợp 1: Với những nhà liền kề mới xây, khe tiếp giáp nhỏ, không nhìn thấy
Với những ngôi nhà mới, tường nhà liền kề xây sát nhau có khe rất nhỏ không nhìn thấy. Chúng ta nên xử lý chống thấm bằng việc sử dụng các hóa chất tạo màng đàn hồi cao gốc Polymer, Acrylic, hoặc cao cấp hơn là Polyurethane với độ đàn hồi rất cao. Bởi vì sau một thời gian do độ lún giữa hai móng nhà không đều sẽ tạo ra khe hở giữa hai nhà hay còn gọi là khe lún, khe lún này không tĩnh do đó vật liệu chống thấm phải rất dẻo, độ đàn hồi cao.
Xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà
-Trường hợp 2: Với những ngôi nhà cũ khe tiếp giáp giữa hai nhà tách nhau, khoảng cách hai tường từ 1 - 5 cm.
Ta xử lý chống thấm bằng việc sử dụng màng bitum dán chống thấm sau đó phủ lên lớp chống thấm Acrylic để chống chịu tia nắng UV, hoặc có thể sử dụng lớp tôn inox không gỉ gim vào tường sau đó dùng SikaFlex Constructions miết dọc phần tôn gim vào tường (không sử dụng keo Silicone bên ngoài trời do co ngót). Chú ý là với các trường hợp khe quá to thì mới sử dụng lớp tôn để bịt khe, do lớp tôn và vữa thường tách lớp nhau, trong quá trình gim vào tường khi khe cựa thì lớp tôn sẽ tách ra, nước sẽ lọt xuống.
Nhìn chung với những khe tiếp giáp giữa hai nhà khi khe lún ổn định được 2 - 3 năm thì lúc đó ta xử lý chống thấm sẽ triệt để hơn. Tùy trường hợp sẽ có các phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhất.
Trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà, nếu căn nhà của bạn đang gặp phải vấn đề này hoặc những vấn đề liên quan đến thấm dột, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được chong tham hiệu quả nhất.
Công ty TNHH XDTM và chống thấm Trường Sơn là đơn vị có uy tín trong lĩnh vực xử lý chống thấm tại Hải Phòng cũng như toàn miền Bắc. Với nhiều năm hoạt động, chúng tôi đã xử lý chống thấm triệt để cho rất nhiều công trình với giá cả rẻ nhất và chất lượng công trình ổn định lâu dài.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ công ty chống thấm Trường Sơn để nhận được bảng báo giá thi công chống thấm, dột hiệu quả nhất.
---------------------------------------
Công Ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Và Chống Thấm Trường Sơn
Trụ sở: Số 3/44 Võ Thị Sáu, Ngô Quyền, Hải Phòng
VP giao dịch: Số 192 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Quyền, Hải Phòng
Điện thoại: 031.6535.966 - 0936.289.239
Email: [email protected]
Website: http://chongthamtruongson.com